hutbin.xtgem.com
Mỗi sinh mệnh đều có một trường, trong trường ấy là phạm vi thế lực của sinh mệnh này. Sinh mệnh nào tiến nhập vào trong trường này thì phải phục tùng quy luật của trường ấy; sau khi sinh mệnh kia tiến nhập vào rồi thì lại gia tăng năng lượng cho trường ấy, khuyếch đại phạm vi của trường ấy. Từ quan điểm sinh mệnh có khống chế trường mà nhìn nhận về những sinh mệnh khống chế con người như không gian, thời gian, mệt mỏi, tưởng tượng, ngủ, thống khổ, lười, phẫn nộ,v.v. thì chúng tôi thấy rằng chúng đều có phạm vi của bản thân; chúng ta không tiến nhập vào trong đó, thì chúng ta không chịu sự khống chế của chúng. Chúng ta không những khái niệm ấy, thì chúng ta xung xuất ra khỏi sự ràng buộc của chúng. Ví dụ như “sợ”; [khi] chúng ta sợ, thì chúng ta đang chịu sự khống chế của trường của “sợ”, thì phải chiểu theo những sự việc mà quy luật của nó ta bài cho chúng ta. Đồng thời với cái sợ của chúng ta, chúng ta cũng bồi bổ cho nó, bổ xung cho lực lượng của nó, tăng thêm phạm vi và cường độ cho trường của nó. Khi mà trong tâm chúng ta không có khái niệm “sợ”, thì chúng ta ở ngoài sự khống chế của loại sinh mệnh “sợ” này. Lấy thêm một ví dụ nữa, chẳng hạn “phẫn nộ”; nó khởi tác dụng là vì trong tư tưởng của chúng ta có tồn tại loại vật chất ấy; khi người ta phẫn nộ, người ta đã bắt đầu bị phẫn nộ khống chế; phẫn nộ có thể chi phối người ta giận dữ mà thực hiện những việc hết sức không có lý trí; sau sự việc người ta có thể vô cùng hối hận; tuy nhiên lúc ấy người ta không cảm thấy được sự khống chế bản thân mình, kỳ thực là “phẫn nộ” đang khống chế rất chắc. Như vậy nếu chúng ta muốn thoát ly khỏi sự khống chế của phẫn nộ, thì phải vứt bỏ những thứ ấy ở trong tư tưởng; trong tư tưởng không có phẫn nộ, hỏi cái sinh mệnh bên ngoài kia làm thế nào khống chế chúng ta được? Ví như một chiếc xe toàn là sắt, thì khi đi trong từ trường liền bị hút; [nếu] chúng ta lấy hết sắt trên xe vứt bỏ đi, thì không có từ trường nào hút được nữa. Mỗi một sinh mệnh khống chế con người đều có đặc điểm của bản thân; như “phẫn nộ” và “cừu hận”; hai loại sinh mệnh này có thể chi phối người ta đánh người, giết người; người ta muốn đánh người, thì phải điều động cái hoả khí của mình lên; [còn nếu] con người ở trạng thái từ bi và hoà ái, thì chư vị có muốn giơ tay đấm người ta cũng không được, bởi vì sinh mệnh từ thiên không có khái niệm đánh người, nó sẽ không đánh người. Tôi nhớ rằng trên mạng Internet có một bài của một học viên viết về một đệ tử Đại Pháp cao tuổi rất từ thiện khi đưa mắt nhìn một cảch sát tàn ác, tên cảnh sát tàn ác này đang định đánh người nhưng đã không thể tự chủ được mà phải buông tay. Chính là cái trường từ thiện của đệ tử Đại Pháp ấy đã hoá giải cái trường tà ác của tên cảnh sát kia, cảnh sát tàn ác kia không còn sự khống chế của hung thần nữa thì không thể đánh người được nữa. Ví dụ ấy thuyết minh một vấn đề, rằng những sinh mệnh cấp thấp phải chịu sự ước chế của sinh mệnh cấp cao, thậm chí bị sinh mệnh cấp cao tiêu dung, giải thể. Từ bi có thể hoá giải tất cả, thậm chí phá trừ hết thảy những chấp trước; bởi vì nó vi quan hơn, lực lượng lớn hơn, nó là thể hiện của đặc tính vũ trụ. Đặc điểm của từ thiện là [biết] nghĩ cho người khác, ai ở trong cảnh giới ấy, thì thái đô phi thường hoà ái thân thiện, ở đâu cũng rộng lượng với người khác, làm người ta lập tức thấy cảm kích và ấm cúng trong lòng; đó là đặc điểm của sinh mệnh từ thiện. “Thân tình” thì không thế, thân tình {tình cảm thân quyến} cũng có nội dung biết nghĩ đến người khác, tuy nhiên nó có thành phần tư tâm {ích kỷ}; nó có sự thân cận đối với người bên mình, nhưng lại lãnh đạm với người ngoài; do đó nó không phải tốt đẹp lắm. Cảnh giới của từ bi là vô tư rộng lớn, nó có một lực lượng có thể làm người ta quên đi cái ‘tôi’ để dung nhập vào trong đó. Khi người ta nói [hoặc] làm một việc đều có một trạng thái đương thời, cũng chính là xuất phát điểm; người ta khi nói hoặc làm một việc ở trong một trạng thái nào đó, thì sẽ mang theo tất cả đặc điểm của trường (hoặc cảnh giới) của sinh mệnh trạng thái ấy. Chẳng hạn khi một người ở trạng thái từ bi mà thuyết nói, thì người khác sẽ cảm thấy rất ấm cúng, sẽ rất muốn tiếp cận chư vị, muốn tiếp thụ chư vị. Còn khi người ta đang muốn thuyết phục người khác mà thuyết nói, thì người khác sẽ cảm thấy một thứ áp lực, như có điều gì công kích, người đó sẽ sinh ra tâm lý bảo vệ bản thân mình. Khi người ta đang khi tâm lý hiển thị dấy động lên mà giảng nói, người khác sẽ cảm thấy sự tự tư {ích kỷ}, và họ thấy chán ghét; bởi vì trường vật chất mà sinh mệnh “hiển thị” mang theo là tự tư. Bất kể người ta có nguỵ trang thế nào, thì cái trường kia vẫn ở đó, không che đậy được. Cùng một lời nói, tại những trạng thái khác nhau, cũng chính là tại các trường cảnh giới khác nhau, thì hàm nghĩa bên trong nhất định cũng khác nhau, hiệu quả cũng khác nhau. Lời nói không phải ở chỗ hoa lệ bên ngoài, mà là ở chỗ nội hàm của nó, ở chỗ cảnh giới của người nói ra nó. Cuốn Chuyển Pháp Luân của Sư phụ, hoàn toàn dùng phương thức văn nói mà viết thành, nhưng lại biểu đạt được những nội hàm không gì sánh được của Đại Pháp vũ trụ. Do vậy, chúng ta thấy có những người giảng thuyết đại đạo thao thao bất tuyệt nhưng chúng ta không cảm thấy gì. Nhưng chỉ một câu của một bạn đồng tu tối thuần tịnh “hãy nghe giảng” lại đả động đến nội tâm thâm sâu của chúng ta. Có những lúc tôi cố gắng tận lực điều chỉnh trạng thái của bản thân để nói hoặc viết bài, cố gắng tận lực dùng từ bi và hoà ái trong nội tâm bản thân mình mà nói và viết, thậm chí dùng bản nguyên vô tư của sinh mệnh bản thân mình để làm việc. Đương nhiên tôi chưa có làm được như thế, nhưng tôi cố gắng làm như thế.
Xem tiep
trang chu